BẮC GIANG SẴN SÀNG 2 KỊCH BẢN ĐỂ TIÊU THỤ 160.000 TẤN VẢI THIỀU

Dự kiến tổng sản lượng vải thiều vụ này khoảng 160.000 tấn nên tỉnh Bắc Giang đã có nhiều giải pháp xúc tiến thương mại tiêu thụ ngay từ bây giờ.

Hôm nay (25/5), tỉnh Bắc Giang phối hợp Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương và các Bộ, ngành, địa phương tổ chức "Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2022" nhằm giới thiệu và tạo cơ hội cho các bên giao thương, tìm đối tác tiêu thụ vải thiều.

Chuẩn hóa đầu ra cho vải thiều

Khi những quả vải thiều chín sớm niên vụ 2022 đã cho thu hoạch tại một số nơi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, ông Nguyễn Thế Thi - Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn vẫn trăn trở với câu hỏi: Làm thế nào để tăng giá trị cho nông sản chủ lực của tỉnh? Ngoài sản phẩm chính là quả tươi, liệu còn hình thức sơ chế, chế biến nào khác giúp lưu giữ "hương vị đất trời" hay không?

Một trong những sáng kiến được huyện Lục Ngạn thử nghiệm triển khai vụ này, đó là sản phẩm vải sấy khô. Sau khi thu hoạch, vải được sấy điện nhằm giảm dư lượng SO2, rồi đóng gói trong túi hút chân không. Sản phẩm được đóng gói trong bao bì bắt mắt, định hướng đăng ký sản phẩm OCOP, và sử dụng như một quà tặng cao cấp. 

Chủ tịch UBND Bắc Giang, ông Lê Ánh Dương thăm HTX sản xuất vải thiều tại huyện Lục Ngạn hồi năm 2021. Ảnh: Đức Minh.

Chủ tịch UBND Bắc Giang, ông Lê Ánh Dương thăm HTX sản xuất vải thiều tại huyện Lục Ngạn hồi năm 2021. Ảnh: Đức Minh.

"Chúng tôi kỳ vọng, vải sấy có thể được bảo quản tới một năm. Nếu làm được, người dân sẽ được thưởng thức nông sản này quanh năm, thay vì hai, ba tháng lúc thu hoạch rộ", ông Thi nói.

Xuyên suốt hàng chục năm qua, người dân đã nắm chắc quy trình canh tác, nâng cao dần hàm lượng khoa học công nghệ trong các khâu sản xuất. Trên đà phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh, huyện Lục Ngạn nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung đã chuyển dịch canh tác vải thiều theo hướng hữu cơ, sử dụng ngày một nhiều các loại phân vi sinh, phân bón hữu cơ để thay thế dần cho phân hóa học. Những mô hình sản xuất cải tiến, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp từng bước giảm chi phí đầu vào, và lan tỏa sâu rộng vào đời sống.

Nhưng như thế có lẽ là chưa đủ với loại trái cây được đánh giá là tương đối khó tính, thời gian chế biến tập trung, sản lượng lớn. Theo Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật (BVTV) Bắc Giang, tổng sản lượng vụ này của tỉnh khoảng 160.000 tấn, trong đó riêng vải chín sớm khoảng 50.000 tấn. Đó là con số, mà nếu chia trung bình, người dân phải tiêu thụ vài tấn mỗi ngày.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Giang Lê Bá Thành nhấn mạnh tầm quan trọng của khoa học công nghệ trong tổ chức sản xuất, canh tác vải thiều. Ảnh: Đức Minh.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Giang Lê Bá Thành nhấn mạnh tầm quan trọng của khoa học công nghệ trong tổ chức sản xuất, canh tác vải thiều. Ảnh: Đức Minh.

Để giải quyết vấn đề một cách căn cơ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Giang, ông Lê Bá Thành cho rằng cần phải chú trọng ở cả khía cạnh khoa học công nghệ lẫn công tác quản lý.

Về khoa học công nghệ, người dân cần tổ chức sản xuất ngay sau khi thu hoạch vụ trước. Ngoài ra, một số kỹ thuật như đốn tỉa cây vải, giúp vải ra quả trên thân, thực hiện bẫy bã côn trùng, sử dụng máy bay không người lái... cần được phát triển nhân rộng. 

Về quản lý, ngành nông nghiệp chủ trương quản lý chặt chẽ các mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, góp phần mở cửa những thị trường có sức kéo lớn như Mỹ, Nhật Bản, Australia, EU. Nếu thành công, đây sẽ là cơ sở để Bắc Giang "chuẩn hóa" đầu ra cho vải thiều, giúp nông sản này vừa có thể khai phá các thị trường tiềm năng như Đông Nam Á, Trung Đông, vừa chiếm lĩnh thị phần ở các khu công nghiệp trong nước.

"Năm nay, Bắc Giang chủ động hơn trong vụ vải thiều. Sở NN-PTNT đã thành lập một Tổ công tác, phụ trách công tác hướng dẫn các cơ sở sản xuất, đóng gói, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, cũng như ngăn ngừa, phòng chống virus SARS-CoV-2 có thể xuất hiện trên bao bì sản phẩm", ông Thành chia sẻ.

Nhân chuyến tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ hồi giữa tháng 5 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND Bắc Giang, ông Phan Thế Tuấn và đối tác đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ. Sự kiện được chứng kiến bởi Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo một số Bộ, ngành Việt Nam và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Nguồn: https://nongnghiep.vn/bac-giang-san-sang-2-kich-ban-de-tieu-thu-160000-tan-vai-thieu-d323803.html


Tin tức khác

Giá cà phê trên đỉnh cao lịch sử, nông dân thu tiền tỷ, tậu ô tô

Giá cà phê trên đỉnh cao lịch sử, nông dân thu tiền tỷ, tậu ô tô

18/04/2024 Giá cà phê vẫn tăng không ngừng nghỉ, lên đỉnh cao lịch sử khi cả thế giới phụ thuộc vào nguồn cung từ Việt Nam. Nhờ đó, nông dân trúng đậm, có hộ thu tiền tỷ, tậu ngay ô tô mới.
Tọa đàm triển khai Đề án 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp

Tọa đàm triển khai Đề án 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp

Chiều ngày 30/01/2024, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức buổi Tọa đàm "Đối tác công - tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo, triển khai Đề án 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp". Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan chủ trì buổi Tọa đàm.
VIỆT NAM VÀ ÚC ĐẨY MẠNH HỢP TÁC THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

VIỆT NAM VÀ ÚC ĐẨY MẠNH HỢP TÁC THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

Từ 18-21/1, tại Hà Nội, đã diễn ra chuỗi các hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường thương mại và đầu tư nông nghiệp hữu cơ giữa Úc và Việt Nam”
Bỏ tư duy chú trọng sản lượng hơn chất lượng

Bỏ tư duy chú trọng sản lượng hơn chất lượng

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đánh giá, bản quy hoạch tích hợp ĐBSCL có thể tạo ra giá trị cao, đáp ứng kỳ vọng của cả vùng nông nghiệp này.