Bỏ tư duy chú trọng sản lượng hơn chất lượng

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đánh giá, bản quy hoạch tích hợp ĐBSCL có thể tạo ra giá trị cao, đáp ứng kỳ vọng của cả vùng nông nghiệp này.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội thảo Chính sách Phát triển ĐBSCL theo quy hoạch tích hợp.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội thảo Chính sách Phát triển ĐBSCL theo quy hoạch tích hợp.

Chiều 1/8, tại TP. Cần Thơ, trong khuôn khổ hội nghị công bố “Báo cáo kinh tế thường niên vùng ĐBSCL năm 2021”, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo “Chính sách phát triển ĐBSCL nhìn từ quy hoạch tích hợp”.

ĐBSCL đang trong giai đoạn chuyển mình để bước sang thời kỳ phải đối mặt với nhiều khó khăn bởi dịch bệnh, kinh tế suy thoái và đặc biệt là sự tác động của biến đổi khí hậu. Quy hoạch tích hợp ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 được ví như một sự sắp đặt lại cấu trúc kinh tế của vùng vốn đang manh mún.

Với mong muốn cùng các các địa phương ĐBSCL tập hợp tiếng nói của doanh nghiệp, chuyên gia và các tổ chức quốc tế, Hội thảo đưa ra các vấn đề mà ĐBSCL đang đối mặt. Cùng một số báo cáo kinh tế, hội thảo sẽ khuyến nghị những chính sách cần thiết, cụ thể để giúp doanh nghiệp, ngành ngành và vùng ĐBSCL phát triển bền vững thời gian tới.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đánh giá, bản quy hoạch tích hợp ĐBSCL có thể tạo ra giá trị cao, đáp ứng kỳ vọng của cả vùng. Dưới góc nhìn nông nghiệp là nền tảng để phát triển các ngành nghề khác, Bộ trưởng cho rằng quy hoạch nông nghiệp không thể đơn lẻ, mà cần tạo điều kiện để thương mại dịch vụ, công nghiệp chế biến cùng phát triển. Ngoài ra, việc chuyển sang tư duy kinh tế nông nghiệp cần có cơ chế chính sách và mô hình chuyển đổi phù hợp. Trong đó, chủ đạo là bỏ tư duy chú trọng sản lượng hơn chất lượng.  

Báo cáo Thường niên 2022 là công trình nghiên cứu hợp tác giữa VCCI Cần Thơ và Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM). Báo cáo có chủ đề “Chuyển đổi mô hình phát triển và Quy hoạch tích hợp” tập trung nghiên cứu mô hình chuyển đổi nông nghiệp, đánh giá tác động của Quy hoạch tích hợp ĐBSCL giai đoạn 2021- 2030 tầm nhìn 2050 theo Quyết định 287/QĐ-TTg của Thủ tướng ban hành ngày 28/2/2022.

Đây là năm thứ hai Báo cáo Kinh tế Thường niên ĐBSCL được thực hiện về một vùng kinh tế và những vấn đề quan trọng của vùng. Báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL 2022 gồm ba phần. Phần đầu cập nhật bối cảnh kinh tế quốc tế và Việt Nam, trong đó nhấn mạnh một số vấn đề liên hệ trực tiếp và quan trọng đối với ĐBSCL.

Phần hai cập nhật kinh tế ĐBSCL trong giai đoạn 2020 - 2021, từ tổng quan kinh tế của vùng cho đến các vấn đề về dân số - việc làm - mức sống dân cư, môi trường kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, đầu tư - tài chính - tín dụng, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại nội vùng và xuất khẩu. Phần ba - “Tiêu điểm” - tập trung vào một số chủ đề có tính chọn lọc, đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của ĐBSCL.

Ngoài ra, việc chuyển sang tư duy kinh tế nông nghiệp cần có cơ chế chính sách và mô hình chuyển đổi phù hợp. Trong đó, chủ đạo là bỏ tư duy chú trọng sản lượng hơn chất lượng.  

Ngoài ra, việc chuyển sang tư duy kinh tế nông nghiệp cần có cơ chế chính sách và mô hình chuyển đổi phù hợp. Trong đó, chủ đạo là bỏ tư duy chú trọng sản lượng hơn chất lượng.  

Theo kết quả nghiên cứu, trong 2 năm qua (2020-2021) điểm sáng lớn nhất của ĐBSCL là nông nghiệp. Bất chấp dịch bệnh trong năm 2021, khu vực nông nghiệp của ĐBSCL vẫn tăng trưởng mạnh (3,4%), cao hơn hẳn so với mặt bằng chung của cả nước. Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của vùng đóng vai trò then chốt trong việc duy trì thặng dư thương mại cho Việt Nam.

Tuy nhiên, một mình ngành nông nghiệp không đủ sức vực dậy nền kinh tế ĐBSCL vì khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm tới hơn 70% GRDP của vùng. Cả hai mảng này đều tăng trưởng âm trong hai năm qua, ước tính lần lượt là  - 0,8% và - 1,8%.

Năng lực cạnh tranh nông nghiệp của ĐBSCL không chỉ đến từ điều kiện tự nhiên thuận lợi và những biện pháp canh tác, cải tiến kỹ thuật, giúp tăng năng suất mà còn là từ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế những năm qua.

Một điểm đặc biệt ở ĐBSCL là việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế. Giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng năng suất lao động nông nghiệp trung bình ở ĐBSCL rất cao, lên tới 9,03%/năm, gấp hơn 2 lần so với khu vực công nghiệp (4,39%) và dịch vụ (3,82%). Điều này cho thấy ĐBSCL vẫn còn nhiều dư địa khi chuyển đổi cơ cấu và tăng năng suất.


Tin tức khác

Giá cà phê trên đỉnh cao lịch sử, nông dân thu tiền tỷ, tậu ô tô

Giá cà phê trên đỉnh cao lịch sử, nông dân thu tiền tỷ, tậu ô tô

18/04/2024 Giá cà phê vẫn tăng không ngừng nghỉ, lên đỉnh cao lịch sử khi cả thế giới phụ thuộc vào nguồn cung từ Việt Nam. Nhờ đó, nông dân trúng đậm, có hộ thu tiền tỷ, tậu ngay ô tô mới.
Tọa đàm triển khai Đề án 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp

Tọa đàm triển khai Đề án 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp

Chiều ngày 30/01/2024, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức buổi Tọa đàm "Đối tác công - tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo, triển khai Đề án 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp". Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan chủ trì buổi Tọa đàm.
VIỆT NAM VÀ ÚC ĐẨY MẠNH HỢP TÁC THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

VIỆT NAM VÀ ÚC ĐẨY MẠNH HỢP TÁC THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

Từ 18-21/1, tại Hà Nội, đã diễn ra chuỗi các hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường thương mại và đầu tư nông nghiệp hữu cơ giữa Úc và Việt Nam”
Bỏ tư duy chú trọng sản lượng hơn chất lượng

Bỏ tư duy chú trọng sản lượng hơn chất lượng

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đánh giá, bản quy hoạch tích hợp ĐBSCL có thể tạo ra giá trị cao, đáp ứng kỳ vọng của cả vùng nông nghiệp này.