GIÁ PHÂN BÓN TĂNG, NÔNG DÂN MIỀN TÂY SẼ ÁP DỤNG QUY TRÌNH TRỒNG LÚA TIÊN TIẾN ĐỂ GIẢM CHI PHÍ

Nông dân miền Tây sẽ áp dụng quy trình trồng lúa tiên tiến giúp giảm chi phí trong bối cảnh giá phân bón tăng cao - Ảnh 1.

Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt phát biểu tại cuộc họp triển khai thực hiện quy trình kỹ thuật giảm chi phí trồng lúa cho các địa phương vùng ĐBSCL. Ảnh: Huỳnh Xây

Cũng vì lí do trên, theo ông Tùng, trên cơ sở các quy trình kỹ thuật giảm chi phí trồng lúa của các địa phương và doanh nghiệp, cũng như các khuyến cáo, ý kiến của các nhà khoa học, Cục Trồng trọt đã đưa ra quy trình kỹ thuật giảm chi phí trồng lúa cho các địa phương vùng ĐBSCL.

Quy trình kỹ thuật giảm chi phí trồng lúa cho các địa phương vùng ĐBSCL bao gồm nhiều công đoạn, áp dụng cho các vụ lúa trong năm như: làm đất, chuẩn bị giống, phân bón, quản lý nước tiết kiệm, quản lý dịch hại, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch,...

Tùy theo từng vụ, điều kiện sinh thái, thời tiết và từng giống, quy trình kỹ thuật trồng lúa giảm chi phí yêu cầu không gieo sạ quá 80kg/ha đối với sạ lan (bằng tay, máy phun hạt) và không quá 60kg/ha đối với sạ hàng, sạ theo cụm (khóm). Lượng giống gieo sạ được quan tâm nhất, bởi giảm lượng giống sẽ kéo theo giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Nông dân miền Tây sẽ áp dụng quy trình trồng lúa tiên tiến giúp giảm chi phí trong bối cảnh giá phân bón tăng cao - Ảnh 2.

Quy trình kỹ thuật giảm chi phí trồng lúa yêu cầu không gieo sạ quá 80kg/ha đối với sạ lan (bằng tay, máy phun hạt) và không quá 60kg/ha đối với sạ hàng, sạ theo cụm (khóm). Ảnh: Huỳnh Xây

Phát biểu tại cuộc họp, lãnh đạo ngành nông nghiệp các địa phương ĐBSCL đánh giá cao quy trình kỹ thuật giảm chi phí trồng lúa mà Cục Trồng trọt đưa ra. Đồng thời, cho rằng đây là quy trình trồng lúa tiên tiến, có thể giảm 15% chi phí trong sản xuất lúa theo tính toán sơ bộ.

Ngành nông nghiệp các địa phương ĐBSCL sẽ nhanh chóng tuyên truyền, triển khai đến bà con nông dân, hợp tác xã thực hiện. Để đạt hiệu quả cao, ngành nông nghiệp các địa phương sẽ đưa quy trình nói trên vào các chương trình khuyến nông hỗ trợ nông dân triển khai.

Theo Cục Trồng trọt, các địa phương không triển khai cứng nhắc, tùy theo điều kiện sản xuất của từng vùng sẽ có cách áp dụng quy trình kỹ thuật giảm chi phí trồng lúa tại vùng ĐBSCL khác nhau, tuy nhiên phải bám theo quy trình chung.

Tới đây, Cục Trồng trọt sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá và điều chỉnh quy trình kỹ thuật trồng lúa giảm chi phí nói trên cho phù hợp hơn. Đồng thời, nghiên cứu, ban hành thêm một số quy trình giảm chi phí sản xuất đối với các loại cây trồng chủ lực khác ở ĐBSCL.

Nguồn: https://danviet.vn/nong-dan-mien-tay-se-ap-dung-quy-trinh-trong-lua-tien-tien-giup-giam-chi-phi-phan-bon-20220426145128875.htm


Tin tức khác

Trồng lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng thêm 1,3 - 6,5 triệu đồng/ha

Trồng lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng thêm 1,3 - 6,5 triệu đồng/ha

Cần Thơ - Mô hình canh tác lúa giảm phát thải cho lợi nhuận cao hơn đối chứng từ 1,3 - 6,5 triệu đồng/ha nhờ giảm nhiều chi phí sản xuất, tăng thu nhập từ bán rơm.
Đắk Lắk: Tổ chức hội nghị triển lãm kết nối cung, cầu thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Đắk Lắk: Tổ chức hội nghị triển lãm kết nối cung, cầu thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Dự kiến, ngày 25/7 tại Đắk Lắk có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm nông sản sẽ tham dự hội nghị triển lãm kết nối cung, cầu.
Trong 3 năm, Đắk Lắk tái canh hơn 10 nghìn ha cà phê

Trong 3 năm, Đắk Lắk tái canh hơn 10 nghìn ha cà phê

Từ năm 2021 - 2023, Đắk Lắk thực hiện tái canh 10.755ha cà phê, bình quân mỗi năm đạt 3.585 ha, năng suất từ 4,2 - 7 tấn cà phê nhân/ha
TIỀN GIANG GIÁ SẦU RIÊNG TĂNG CAO

TIỀN GIANG GIÁ SẦU RIÊNG TĂNG CAO

Giá sầu riêng hiện cao hơn 50% so với thời điểm chưa được xuất khẩu chính ngạch, tương đương với mức giá cao nhất đạt được hồi đầu năm 2023.