PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG GIÁ TRỊ CAO VÙNG HẠ DU THUỶ LỢI TÂN MỸ

NINH THUẬN - Đó là khẳng định của ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận về quy hoạch cây trồng, định hướng phát triển nông nghiệp vùng thuỷ lợi Tân Mỹ.
Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT NINH Thuận. Ảnh: Mai Phương.

Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT NINH Thuận. Ảnh: Mai Phương.

Theo ông Cương, Ninh Thuận là vùng đất khô hạn nhất cả nước, khí hậu khô nóng, gió nhiều, lượng mưa rất thấp, thuộc loại khí hậu cận hoang mạc. Hàng năm, thường xảy ra tình trạng khô hạn khốc liệt, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, sinh hoạt của người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

Về hạ tầng hồ chứa thủy lợi, hiện toàn tỉnh có 21 hồ chứa nước vừa và nhỏ với tổng dung tích thiết kế trên 194 triệu m3. Ngoài ra, Ninh Thuận còn được bổ sung nguồn nước rất quan trọng từ hồ thuỷ điện Đơn Dương (Lâm Đồng) thuộc lưu vực sông Đa Nhim, tổng lượng nước chuyển khoảng 570 triệu m3/năm.

Tuy nhiên, do chưa có các hồ chứa đủ lớn để tích nước, nên vào mùa khô hàng năm các hồ chứa ở địa phương còn rất ít nước. Ví như vào thời điểm tháng 5/2020, dung tích các hồ chứa của Ninh Thuận chỉ còn khoảng 12,3% lượng nước so với dung tích thiết kế, trong đó có đến 11 hồ cạn trơ đáy.

Cú hích cơ cấu lại nông nghiệp của tỉnh

Vậy dự án thuỷ lợi Tân Mỹ có ý nghĩa thế nào đối với tỉnh Ninh Thuận trong việc giải bài toán khô hạn, thưa ông?

Dự án thủy lợi Tân Mỹ được đầu tư trên địa bàn Ninh Thuận có dung tích trữ nước 219,81 triệu m³, lớn hơn tổng dung tích của 21 hồ chứa nước hiện có. Đây là dự án thủy lợi đầu tiên cả nước được đầu tư xây dựng theo mô hình hiện đại, điều tiết nước tưới bằng đường ống áp lực thông qua hệ thống đường ống kín, điều khiển bằng công nghệ SCADA hiện đại, giúp tỉnh hiện thực hóa chủ trương xây dựng hệ thống liên hồ và tưới chủ động tiết kiệm nước.

Tỉnh Ninh Thuận định hướng sẽ phát triển diện tích nho vùng hưởng lợi Dự án thuỷ lợi Tân Mỹ 2.000ha. Ảnh: Minh Hậu.

Tỉnh Ninh Thuận định hướng sẽ phát triển diện tích nho vùng hưởng lợi Dự án thuỷ lợi Tân Mỹ 2.000ha. Ảnh: Minh Hậu.

Thực trạng khi chưa có dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, khu vực phía Bắc của tỉnh nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung chỉ dựa vào nguồn nước chính của thủy điện Đa Nhim (dung tích 165 triệu m3 nước) và các hồ chứa nhỏ, nên thường xuyên thiếu nước và khô hạn, chỉ đáp ứng chủ động nước khoảng 40% diện tích đất sản xuất nông nghiệp khu vực phía Bắc của tỉnh.

Hiện nay, Dự án thuỷ lợi Tân Mỹ đã hoàn thành từng phần và bàn giao từng hạng mục cho địa phương, tiếp nước kịp thời, góp phần vào công tác chống hạn trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ cắt lũ cho vùng hạ du vào mùa mưa lũ. Sau khi dự án hoàn thành, sẽ tăng điện tích đất nông nghiệp có tưới khu vực phía Bắc tỉnh Ninh Thuận lên 70 - 75% (tăng 7.480 ha, cấp bổ sung cho khu tưới hồ Cho Mo, Bà Râu, Sông Trâu, Ông Kinh với diện tích khoảng 5.700 ha và cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch…).

Ngoài ra, dự án còn tạo dung tích 10,3 triệu m3 cho thủy điện tích năng Bác Ái, công suất 1.200 MW và kết hợp tạo nguồn cho 2 trạm thủy điện tại đầu mối sông Cái và đập dâng Tân Mỹ với công suất 24  MW; đáp ứng yêu cầu cấp nước cho các vùng khô hạn nhằm phục vụ đa mục tiêu, thích ứng với biến đổi khí hậu và góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Thuận.

Để phát huy hết vùng hưởng lợi, việc phát triển kênh mương nội đồng rất quan trọng, vậy tỉnh đã triển khai xây dựng như thế nào, thưa ông?

Việc phát triển kênh mương nội đồng để phát huy hết vùng hưởng lợi là việc rất quan trọng và cấp thiết đối với địa phương. Để chuẩn bị cho công tác tiếp nhận quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, tỉnh Ninh Thuận đã phê duyệt Đề án thành lập Trạm Thủy nông Sông Cái – Tân Mỹ, trước mắt để thực hiện quản lý, vận hành hạng mục đập dâng, kênh chung, kênh chính Tân Mỹ từ K0 đến K21+827 đã được bàn giao tạm thời cho tỉnh và chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng tiếp nhận cụm công trình đầu mối hồ sông Cái và tiếp nhận chính thức toàn bộ hệ thống thủy lợi Tân Mỹ.

Măng tây xanh là cây trồng có giá trị cao, rât phù hợp vùng khí hậu khô nóng được định hướng mở rộng diện tích ở vùng hạ du thuỷ lợi Tâm Mỹ. Ảnh: Minh Hậu.

Măng tây xanh là cây trồng có giá trị cao, rât phù hợp vùng khí hậu khô nóng được định hướng mở rộng diện tích ở vùng hạ du thuỷ lợi Tâm Mỹ. Ảnh: Minh Hậu.

Nguồn: https://nongnghiep.vn/phat-trien-cay-trong-gia-tri-cao-vung-ha-du-thuy-loi-tan-my-d327258.html


Tin tức khác

Trồng lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng thêm 1,3 - 6,5 triệu đồng/ha

Trồng lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng thêm 1,3 - 6,5 triệu đồng/ha

Cần Thơ - Mô hình canh tác lúa giảm phát thải cho lợi nhuận cao hơn đối chứng từ 1,3 - 6,5 triệu đồng/ha nhờ giảm nhiều chi phí sản xuất, tăng thu nhập từ bán rơm.
Đắk Lắk: Tổ chức hội nghị triển lãm kết nối cung, cầu thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Đắk Lắk: Tổ chức hội nghị triển lãm kết nối cung, cầu thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Dự kiến, ngày 25/7 tại Đắk Lắk có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm nông sản sẽ tham dự hội nghị triển lãm kết nối cung, cầu.
Trong 3 năm, Đắk Lắk tái canh hơn 10 nghìn ha cà phê

Trong 3 năm, Đắk Lắk tái canh hơn 10 nghìn ha cà phê

Từ năm 2021 - 2023, Đắk Lắk thực hiện tái canh 10.755ha cà phê, bình quân mỗi năm đạt 3.585 ha, năng suất từ 4,2 - 7 tấn cà phê nhân/ha
TIỀN GIANG GIÁ SẦU RIÊNG TĂNG CAO

TIỀN GIANG GIÁ SẦU RIÊNG TĂNG CAO

Giá sầu riêng hiện cao hơn 50% so với thời điểm chưa được xuất khẩu chính ngạch, tương đương với mức giá cao nhất đạt được hồi đầu năm 2023.