SẢN XUẤT PHÂN BÓN 'NGỘP THỞ' VÌ GIÁ THAN TĂNG SỐC TRÊN 54%

Hàng loạt doanh nghiệp phân bón vừa gửi công văn tới Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) khi đơn vị này liên tục tăng giá than đến chóng mặt.

Trong khi giá phân bón trên thị trường đang neo ở mức cao, việc TKV tăng giá than liên tục trên 50% từ đầu năm không khác nào một 'cú bồi' gián tiếp với nông dân. Ảnh: Nguyên Huân.

Trong khi giá phân bón trên thị trường đang neo ở mức cao, việc TKV tăng giá than liên tục trên 50% từ đầu năm không khác nào một "cú bồi" gián tiếp với nông dân. Ảnh: Nguyên Huân.

Trong công văn gửi TKV, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển, một doanh nghiệp phân bón trực thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cho biết, đại dịch Covid-19 bùng phát và chiến sự Nga - Ukraine đã tác động đến hầu hết các loại hàng hóa trên thế giới, trong đó nặng nề nhất là ngành phân bón.

Theo đó, giá cả, nguyên nhiên vật liệu và dịch vụ cho sản xuất kinh doanh phân lân nung chảy tăng rất cao, trong khi sức mua của nông dân giảm mạnh do giá bán nông sản vẫn duy trì ở mức thấp.

Hiện, than chiếm tỷ trọng trong tổng chi phí nguyên nhiên liệu để sản xuất phân lân nung chảy xấp xỉ 50%. Chính vì vậy, việc TKV tăng giá than liên tục trong thời gian ngắn, lên tới 54,51% so với đầu năm 2022 thực sự là một cú sốc đối với sản xuất phân bón như Văn Điển.

Đây chính là nguyên nhân đầu tiên và lớn nhất đẩy giá thành sản xuất phân lân nung chảy của Công ty  Văn Điển buộc phải tăng cao trong thời gian qua, từ đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống của bà con nông dân.

Dẫn số liệu thống kê, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển cho biết, TKV liên tục tăng giá bán than từ ngày 18/3 đến 08/6/2022.

Cụ thể, ngày 18/3/2022, giá than chưa bao gồm VAT là 3.512.080 đ/tấn, tăng 13,94% so với đầu năm 2022; Ngày 27/4/2022, giá than chưa bao gồm VAT là 4.169.500 đ/tấn, tăng 21,33% so với đầu năm 2022; Ngày 08/6/2022, giá than chưa bao gồm VAT là 4.762.730 đ/tấn, tăng 19,24% so với đầu năm 2022.

Do đó, lãnh đạo Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam xem xét lại mức điều chỉnh tăng giá bán và tần suất tăng giá trên tinh thần "lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ" giúp doanh nghiệp, nông dân có khoảng thời gian "thở" để phục hồi, ổn định sản xuất.

Cùng chung quan điểm với Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển, Công ty Cổ phần Phân lân Ninh Bình cũng có công văn "than trời" về việc TKV tăng giá bán than quá nhiều và quá lớn.

Theo đó, từ ngày 08/6/2022, TKV đã tăng giá bán than so với đầu năm 2022 là 56%. Công ty Phân lân Ninh Bình cho rằng, thời điểm tăng giá than so với lần tăng trước là quá gần và mức tăng quá cao. Điều này khiến công ty phân bón gặp áp lực rất lớn khi phải phải giảm giá thành, hỗ trợ nông dân, song sức mua vẫn chậm.

Hiện phía Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chưa có ý kiến phản hồi các kiến nghị chính đáng của doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước về việc điều chỉnh giá than.

 

Tin tức khác

Trồng lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng thêm 1,3 - 6,5 triệu đồng/ha

Trồng lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng thêm 1,3 - 6,5 triệu đồng/ha

Cần Thơ - Mô hình canh tác lúa giảm phát thải cho lợi nhuận cao hơn đối chứng từ 1,3 - 6,5 triệu đồng/ha nhờ giảm nhiều chi phí sản xuất, tăng thu nhập từ bán rơm.
Đắk Lắk: Tổ chức hội nghị triển lãm kết nối cung, cầu thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Đắk Lắk: Tổ chức hội nghị triển lãm kết nối cung, cầu thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Dự kiến, ngày 25/7 tại Đắk Lắk có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm nông sản sẽ tham dự hội nghị triển lãm kết nối cung, cầu.
Trong 3 năm, Đắk Lắk tái canh hơn 10 nghìn ha cà phê

Trong 3 năm, Đắk Lắk tái canh hơn 10 nghìn ha cà phê

Từ năm 2021 - 2023, Đắk Lắk thực hiện tái canh 10.755ha cà phê, bình quân mỗi năm đạt 3.585 ha, năng suất từ 4,2 - 7 tấn cà phê nhân/ha
TIỀN GIANG GIÁ SẦU RIÊNG TĂNG CAO

TIỀN GIANG GIÁ SẦU RIÊNG TĂNG CAO

Giá sầu riêng hiện cao hơn 50% so với thời điểm chưa được xuất khẩu chính ngạch, tương đương với mức giá cao nhất đạt được hồi đầu năm 2023.